Thông tin nêu trên được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tại Hội nghị Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường đại học, cao đẳng sáng 23/5.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP. |
Theo Phó Thủ tướng, hiện việc xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập đang bước vào giai đoạn cuối cùng, theo hướng phấn đấu ngay từ bây giờ và chậm nhất đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ.
Theo dự thảo nghị định mới, các trường ĐH, CĐ được tự chủ cả về chuyên môn và tổ chức.
Về tài chính, tự chủ không có nghĩa là ngân sách nhà nước không còn mà thay đổi cách cấp ngân sách.
Theo đó, nhà nước sẽ không cấp phát bao bọc như trước mà theo cơ chế giao nhiệm vụ kèm kinh phí, đặt hàng.
Việc hỗ trợ sinh viên, người học có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện thông qua các chương trình như hỗ trợ học phí hay cấp học bổng để đảm bảo các sinh viên này được theo học.
Vì vậy, theo Phó Thủ tướng, việc huy động nguồn lực giúp các đối tượng cần được giúp đỡ này rất cần thiết và phải được tăng cường đối với Hội Khuyến học trong các trường.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hội Khuyến học phát huy vai trò trong việc giúp học sinh, sinh viên thấm nhuần ý chí quyết tâm học tập. Học không chỉ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, mà sau khi ra trường, trở thành những người đi làm trong các doanh nghiệp, cơ quan thì lại tiếp tục học tập, tham gia vào công tác khuyến học.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Hội có thể tăng cường khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong các trường ĐH, CĐ bởi lĩnh vực này ở Việt Nam còn một khoảng cách rất xa so với các nước.
Theo báo cáo của Hội Khuyến học Việt Nam, kết quả khảo sát 549 trường ĐH, CĐ trên cả nước cho thấy hiện có 158 trường có tổ chức khuyến học hoạt động, chiếm 28,8% với các mô hình như hội, ban hay chi hội khuyến học.
Lê Văn
" alt=""/>Từ 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều phải hoạt động tự chủBạn thử làm trắc nghiệm nhé.
Ngân Anh
" alt=""/>Chuyện ít biết về gia đình các vị tướng Việt NamNăm mới là lúc tất cả mọi người bất kể nguồn gốc, quốc tịch, nền tảng văn hóađều tổ chức ăn mừng. Tất cả đều tin rằng năm mới đến sẽ đem tình yêu, hạnh phúc,của cải và may mắn tới cho cuộc sống của họ. Mọi người cầu mong rũ bỏ mọi ký ứckhông đẹp trong quá khứ. Năm mới được cho là thời điểm tốt nhất trong năm để hứahẹn và đưa ra những giải pháp. Dưới đây là những phong tục lạ về năm mới.
Ireland: Để lá tầm gửi dưới gối để tìm chồng
Phụ nữ độc thân ở Ireland luôn mong chờ tới đêm chuyển giao giữa năm cũ vànăm mới vì đây là thời điểm có thể mang tình yêu đến cho cuộc đời của họ. Phụ nữđộc thân tại quốc gia này sẽ đặt lá tầm gửi dưới gối với hy vọng tóm được chồngtương lai. Theo văn hóa Ireland, hành động trên có thể giúp người thực hiệnthoát khỏi vận rủi.
Đan Mạch: Để bát đĩa vỡ ở cửa nhà hàng xóm
Đan Mạch có một phong tục năm mới vô cùng lạ và kỳ quặc đó là ném đĩa vỡ vàocửa nhà hàng xóm. Điều lạ lùng ở đây là, những gia đình bị ném đĩa vui vẻ chứkhông bực mình. Nhà nào càng có nhiều đĩa, cốc, chén vỡ trước cửa nhà sẽ đượccoi là có nhiều may mắn vì điều đó có nghĩa là họ có nhiều bạn bè thân thiết.
Mexico: Nói chuyện với hồn ma
Nói chuyện với hồn ma là một phần trong tín ngưỡng của người Mexico. NgườiMexico tin tưởng rằng họ có thể trò chuyện với linh hồn của những người yêuthương đã qua đời. Đêm Giao thừa được coi là thời điểm tốt nhất để giao tiếp vớinhững hồn ma nhằm chuyển tải một thông điệp hoặc xin chỉ dẫn. Việc này khôngdiễn ra tại nhà cá nhân nào mà nó được tiến hành một cách hợp pháp. Taos Inn ởMexico là một ví dụ, tiến hành một nghi lễ trong vòng 15 phút với giá 15 USD.Người Mexico còn đón mừng ngày "Ngày của người chết" hàng năm vào 2/11.
Philippines: Mặc đồ chấm bi
Bạn hãy thử tưởng tượng cảnh đường phố tràn ngập những người mặc đồ chấm bivà bàn ăn tràn ngập đồ ăn và quả hình tròn vào một ngày duy nhất trong năm. Cảnhtượng này thực sự xảy ra ở Philippines vào đêm giao thừa hàng năm. NgườiPhilippines tin rằng dùng đồ chấm bi sẽ đem lại cho họ giàu sang vì hình tròngiống như những đồng xu và thịnh vượng.
Scotland: Cầu lửa
Tại Scotland dịp năm mới có một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay. LễHogmanay là lễ hội chào mừng năm mới, diễn ra vào 31/12 hàng năm. Trong dịp này,đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố trong khi vẫn giữ trên tay các quả cầu lửađang cháy rừng rực. Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ. Theongười địa phương, những quả cầu lửa sẽ đem tới sự trong sạch và ánh dương. Lễhội này có từ thời Viking.
Ecuador: Đốt bù nhìn
Ecuador có một phong tục độc nhất vô nhị đó là làm bù nhìn và đốt nó vào nửađêm. Người dân mặc quần áo cho bù nhìn và nhồi vào đó giấy báo cùng các mẩu gỗ.Khi gần tới nửa đêm, mọi người sẽ tập trung bên ngoài nhà và mỗi gia đình sẽ đốtbù nhìn của mình. Tập tục này nhằm tiêu hủy những thứ xấu xa đã diễn ra trong 12tháng qua. Con bù nhìn còn có tác dụng làm vận rủi tránh xa, để năm mới tới vớinhiều may mắn và hạnh phúc.
Đức: Bữa tối cho một người
Thử tưởng tượng rằng bạn luôn phải xem cùng một chương trình hoặc một showdiễn vào dịp Giao thừa hàng năm. Cũng những đối thoại như vậy, những nội dungnhư vậy và không có gì mới. Tại Đức, tập tục này được tiến hành từ năm 1972.Hàng năm, vào giao thừa, người Đức thường xem chương trình "bữa tối cho mộtngười' của Anh. Nguồn gốc phong tục này hiện chưa rõ song nó phổ biến tới mứchiện giờ đã trở thành một cụm từ mà ai cũng biết. Tuy vậy, người Đức thực tế vẫnthích xem chương trình trên.
Chile: Đón mừng năm mới ở nghĩa địa
Talca là một thị trấn nhỏ ở Chile, nơi có một phong tục năm mới vô cùng lạlùng, kỳ quái. Người dân ở Talca đón mừng năm mới với những người thân đã khuấttrong vòng 15 năm. Các cánh cửa nghĩa địa luôn mở cửa với dân địa phương lúc 11hđêm. Những người tới nghĩa địa được chào đón với nhạc cổ điển nhẹ nhàng và ánhđèn lờ mờ khiến cho nghĩa trang trở thành một địa điểm lễ hội hoàn hảo. NgườiChile tin rằng những người thân yêu qua đời của họ đang chờ đón họ ở nghĩa địavà tất cả sẽ cùng nhau đón năm mới. Tập tục này khởi đầu vào năm 1995 khi mộtgia đình ở địa phương nhảy qua hàng rào nghĩa trang để đón năm mới gần mộ cha.Hiện, có 5.000 người chấp nhận tập tục này.
Mỹ: Hôn hoặc sex vào nửa đêm để cuộc sống suôn xẻ
Hôn bạn trai hoặc bạn gái hay với bất kì ai nếu bạn chưa có người yêu là mộtphong tục ở Mỹ. Nụ hôn vào lúc giao thừa sẽ làm cho năm sắp tới của bạn cực kỳtuyệt vời. Người Mỹ tin rằng phong tục trên sẽ đem tới một tình yêu đích thực vàcuốn trôi mọi ký ức tồi tệ, những điều không may trong quá khứ để đánh dấu sựkhởi đầu của một năm mới tràn ngập yêu thương và tràn đầy sức sống.
Mexico, Brazil và Bolivia: Mặc đồ lót sặc sỡ
Cư dân ở Brazil, Mexico, Bolivia và nhiều quốc gia Nam Mỹ đón chào năm mớibằng viêc mặc đồ lót sặc sỡ. Họ thường mặc đồ lót màu đỏ, vàng và các màu sángkhác qua giao thừa để tóm được may mắn trong năm mới. Người ta cũng tin rằngphong tục này giúp họ tìm được bạn tình. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngậptình yêu và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địaphương được thể hiện qua đồ lót.